CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________

 

 

 

THÔNG TƯ[1]

QUY ĐỊNH MỨC THU, MIỄN, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ QUYỀN HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ GIẤY PHÉP NGHIỆP VỤ VIỄN THÔNG

 

 

Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 03/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018.

2. Thông tư số 32/2022/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022.

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011: Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông:

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.[2]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với: người nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; cơ quan, tổ chức khác liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép nghiệp vụ viễn thông và thu phí, lệ phí.

Điều 2. Người nộp và tổ chức thu phí, lệ phí

1. Tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép nghiệp vụ viễn thông phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

2. Cục Viễn thông và đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Các trường hợp miễn phí, lệ phí

Miễn thu phí, lệ phí đối với các trường hợp sau:

1. Mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

2. Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.

3. Mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan và tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí của người nộp phí, lệ phí

1.[3] Phí cung cấp dịch vụ viễn thông

a) Doanh thu dịch vụ viễn thông để làm căn cứ tính phí thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về doanh thu dịch vụ viễn thông và Thông tư số 01/2016/TT-BTTTT ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2013. Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán doanh thu dịch vụ viễn thông theo các quy định trên, doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ viễn thông tại báo cáo tài chính (gồm cả doanh thu bán thẻ).

b) Hàng quý, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:

Số phí phải nộp = Doanh thu dịch vụ viễn thông quý x 0,5%.

 

Thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý.

c) Hàng năm, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông năm, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:

Số phí phải nộp năm = Doanh thu dịch vụ viễn thông năm x 0,5%.

 

c.1) Trường hợp số phí phải nộp theo năm cao hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu, thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo năm. Trường hợp số phí phải nộp theo năm thấp hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp được bù trừ phần chênh lệch cho số phí phải nộp của quý tiếp theo.

c.2) Trường hợp số phí phải nộp theo năm tính theo doanh thu dịch vụ viễn thông (doanh thu x 0,5%) thấp hơn Mức phí tối thiểu quy định tại Biểu mức thu phí, doanh nghiệp phải nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu.

c.3) Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả cấp mới, sửa đổi, bổ sung giấy phép) sau ngày 01 tháng 01 hàng năm; giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi trước ngày 01 tháng 01 năm sau (hoạt động không tròn năm):

Mức phí tối thiểu trong trường hợp này = Mức phí tối thiểu năm (quy định tại Biểu mức thu phí) x Số tháng tính phí/12.

Trong đó: Số tháng tính phí được tính từ tháng sau của tháng được cấp giấy phép (bao gồm cả cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép) đến hết tháng giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi (bao gồm cả thu hồi giấy phép khi sửa đổi, bổ sung). Trường hợp giấy phép được cấp và hết hạn hoặc thu hồi không cùng năm thì số tháng tính phí của năm cấp phép tính từ tháng sau của tháng được cấp giấy phép đến hết tháng 12 năm đó; số tháng tính phí của năm giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi tính từ tháng 01 đến hết tháng giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi.

Ví dụ 1: doanh nghiệp A được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018 đến ngày 15 tháng 10 năm 2018 bị thu hồi giấy phép: Số tháng tính phí là 7 tháng, tính từ tháng 4 đến hết tháng 10.

Ví dụ 2: doanh nghiệp B được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông ngày 15 tháng 3 năm 2018: Số tháng tính phí năm 2018 là 9 tháng, tính từ tháng 4 đến hết tháng 12. Năm sau, số tháng tính phí tính từ tháng 01.

Ví dụ 3: doanh nghiệp C được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trước năm 2018. đến ngày 15 tháng 6 năm 2018 bị thu hồi giấy phép: Số tháng tính phí năm 2018 là 6 tháng, tính từ tháng 1 đến hết tháng 6.

2.[4] Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng: Doanh nghiệp viễn thông nộp hàng năm, thời gian nộp trong quý I.

a) Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sau ngày 01 tháng 01 hàng năm hoặc giấy phép hết hạn trước ngày 01 tháng 01 năm sau (hoạt động không tròn năm):

Số phí phải nộp = Mức phí năm x Số tháng tính phí/12.

 

Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sau ngày 01 tháng 01: Thời gian nộp phí lần đầu chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng sau tháng được cấp giấy phép.

b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép mà mức phí thiết lập mạng viễn thông công cộng khác với mức phí áp dụng đối với giấy phép đã cấp:

Số phí phải nộp = Số phí phải nộp tính theo giấy phép cũ (Mức phí năm x Số tháng tính phí/12) + Số phí phải nộp tính theo giấy phép mới (Mức phí năm x Số tháng tính phí/12).

Sô phí tăng (hoặc giảm) sẽ được bù trừ vào số phí của lần nộp phí của năm kế tiếp.

Ví dụ 4: doanh nghiệp D đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Mức phí phải nộp là 100 triệu đồng/năm.

Đến ngày 15 tháng 9 năm 2018, doanh nghiệp D được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung; trong đó mở rộng phạm vi thiết lập mạng viễn thông công cộng từ trong phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lên trong phạm vi 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mức phí áp dụng cho giấy phép sửa đổi, bổ sung là 600 triệu đồng/năm.

Số phí doanh nghiệp D phải nộp năm 2018 là 225 triệu đồng, trong đó: Số phí phải nộp tính theo giấy phép cũ là 75 triệu đồng (= 100 triệu đồng x 9/12); Số phí phải nộp tính theo giấy phép mới là 150 triệu đồng (= 600 triệu đồng x 3/12).

Số tháng tính phí tại khoản này áp dụng theo quy định tại điểm c.3 khoản 1 Điều này.

3. Lệ phí cấp giấy phép, phí thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, phí thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển: Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí khi được cấp giấy phép.

4. Phí, lệ phí được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước của tổ chức thu phí, lệ phí.

Điều 6. Kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

2.[5] Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp 100% số tiền lệ phí và số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

1.[6] Đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông giao thực hiện thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đơn vị này thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 4% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 96% vào ngân sách nhà nước

2. Cục Viễn thông được trích để lại 10% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 90% vào ngân sách nhà nước.

3. Số tiền được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Điều 8. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành [7]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông và Quyết định số 76/2006/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 215/2000/QĐ- BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000.

2. Đối với các doanh nghiệp có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông còn hiệu lực tại thời điểm Thông tư có hiệu lực, doanh nghiệp thực hiện nộp phí thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; phí thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông theo quy định tại Thông tư này.

3.[8] Các nội dung khác liên quan đến việc đăng ký kê khai, thu nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

BỘ TÀI CHÍNH
____________

Số: 29/VBHN-BTC

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, PC (5b).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022

Cao Anh Tuấn

 

 

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG [9]

(Kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 218 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

I. LỆ PHÍ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

Số TT

Tên loại giấy phép

Mức thu
(đồng/giấy)

1

Cấp lần đầu, cấp mới

1.000.000

 

– Cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

– Thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

– Lắp đặt cáp viễn thông trên biển (không bao gồm việc cho phép tàu, thuyền vào sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp viễn thông trên biển);

– Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

– Cung cấp dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

– Thiết lập mạng viễn thông công cộng không sử dụng băng tần vô tuyến điện;

– Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;

– Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện.

 

2

Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép quy định tại điểm 1 nêu trên

500.000

II. PHÍ QUYỀN HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

I. Phí cung cấp dịch vụ viễn thông

Hàng năm, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải nộp mức phí theo tỷ lệ 0,5% tính trên doanh thu dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn mức tối thiểu trong Biểu dưới đây:

Số TT

Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông

Mức tối thiểu
(triệu đồng)

1

Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện

2.000

2

Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện

1.000

3

– Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;

– Cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng hải;

– Cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng không.

50

4

Cung cấp dịch vụ viễn thông di động vệ tinh

100

5

– Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

– Cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện.

250

2. Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng, dùng riêng; phí thử nghiệm mạng, dịch vụ viễn thông; phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển áp dụng như sau:

Số TT

Hoạt động viễn thông

Mức thu

1

Thiết lập mạng viễn thông công cộng (nộp hàng năm)

 

1.1

Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông

 

a

Trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

100 triệu đồng

b

Trong phạm vi từ 02 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

300 triệu đồng

c

Trong phạm vi trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

600 triệu đồng

1.2

Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông

 

a

Trong phạm vi từ 02 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

800 triệu đồng

b

Trong phạm vi trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2.000 triệu đồng

1.3

Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện

200 triệu đồng

1.4

Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (MVNO)

2.000 triệu đồng

1.5

Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện

5.000 triệu đồng

1.6

Thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định vệ tinh

100 triệu đồng

1.7

Thiết lập mạng viễn thông công cộng di động vệ tinh

100 triệu đồng

2

Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép, bao gồm cả thời gian gia hạn giấy phép)

 

2.1

Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện

 

a

Phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

200 triệu đồng

b

Phạm vi thử nghiệm từ 02 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

300 triệu đồng

c

Phạm vi thử nghiệm trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung trong

400 triệu đồng

2.2

Thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông không sử dụng băng tần số vô tuyến điện

 

a

Phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

300 triệu đồng

b

Phạm vi thử nghiệm từ 02 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

400 triệu đồng

c

Phạm vi thử nghiệm trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

500 triệu đồng

3

Thiết lập mạng viễn thông dùng riêng (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép, bao gồm cả thời gian gia hạn giấy phép)

100 triệu đồng

4

Lắp đặt cáp viễn thông trên biển

 

a

Lắp đặt cáp viễn thông trên biển, bao gồm cả hoạt động khảo sát, lắp đặt tuyến cáp viễn thông trên biển (nộp một lần cho toàn bộ thời hạn giấy phép, bao gồm cả thời gian gia hạn giấy phép)

01 triệu Đô la Mỹ

B

Sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp viễn thông trên biển (nộp cho mỗi lần tàu, thuyền vào sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp)

50.000 Đô la Mỹ

 

 

________________________________

[1] Văn bản này được hợp nhất từ 03 Thông tư sau:

– Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;

– Thông tư số 03/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 (sau đây gọi là Thông tư số 03/2018/TT-BTC).

– Thông tư số 32/2022/TT-BTC ngày 09 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022 (sau đây gọi là Thông tư số 32/2022/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 03 Thông tư trên.

[2] – Thông tư số 03/2018/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sa đi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động vin thông và lệ phí cgiấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ vin thông.”

– Thông tư số 32/2022/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Vin thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐCP ngà19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, min, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyn hoạt động vin thông và lệ phí cp giy phép kinh doanh dịch vụ vin thông và giy phép nghiệp vụ vin thông.”

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018.

[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022.

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022.

[7] – Điều 2 Thông tư số 03/2018/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệlực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

2. Đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không phát sinh doanh thu dịch vụ và các quyết định thu hi giy phép thì không phải nộp phí quyn hoạt động viễn thông.

3. Phí đối với hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp viễn thông trên biển tại điểm 4 (b) khoản 2 mục 11 Biểu mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép hoạt động vin thông áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./. ”

– Điều 2 Thông tư số 32/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022 quy định như sau:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vưng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./. ”

[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2022.

[9] Biểu mức thu phí, lệ phí cấp phép hoạt động viễn thông ban hành kèm theo Thông tư số 273/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018.

 

 


DỊCH VỤ KẾ TOÁN - TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HÀ NỘI HIỆN NAY
Dịch vụ Kế toán và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyện nghiệp cho doanh nghiệp.
HOTLINE : 0914.518.189 (HỖ TRỢ 24/7)


Hỗ trợ giải đáp




Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *